Không phải trái cây ngọt mới nhiều đường, đây là danh sách trái cây với hàm lượng đường cao nhưng không ngọt

Trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều trái cây cũng không phải là điều tốt, đặc biệt là các loại trái cây có hàm lượng đường cao. Nếu chẳng may ăn quá nhiều, dẫn đến lượng đường nạp vào cơ thể quá cao, không chỉ khiến lão hóa nhanh hơn mà các vấn đề như suy giảm khả năng miễn dịch cũng sẽ tìm đến.

Đặc biệt đối với bệnh nhân gout và bệnh tiểu đường, lượng đường dư thừa có thể gây bệnh và gây tác dụng phụ.

Vị ngọt của trái cây không phản ánh hàm lượng đường có trong nó

Hàm lượng đường trong trái cây có cao hay không thì lưỡi không thể đo chính xác. Có ba loại đường chính trong trái cây: glucose, fructose và sucrose, chúng không chỉ có cấu trúc hóa học khác nhau mà còn có sự khác biệt lớn về độ ngọt.

Đánh giá về cảm giác ngọt: fructose (ngọt) > sucrose > glucose.

Do đó, mặc dù tổng hàm lượng đường trong ba loại trái cây như lê, kiwi và mơ là tương đương nhau nhưng lê có vị ngọt nhất, tiếp theo là kiwi và cuối cùng là mơ. Điều này là do đường fructose chứa trong quả lê chiếm 66%, kiwi chiếm 50% và quả mơ chỉ chiếm 10%.


Ngoài hàm lượng đường fructose, tinh bột, muối vô cơ và tanin trong trái cây cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị của trái cây. Do đó, hàm lượng đường trong trái cây không thể nếm mà biết được.

Một số loại trái cây nhiều đường nhưng không ngọt

Một số loại trái cây tuy không ngọt, thậm chí chua nhưng cũng chứa hàm lượng đường cao, người có lượng đường trong máu cao, béo phì nên ăn ít.

Thanh long: Hàm lượng đường trên 100g khoảng 14%, gần 70%-80% là glucose, tốc độ tăng đường nhanh hơn.

Chanh dây: Có vị rất chua, hàm lượng đường gần 13%.

Táo gai: Vị rất chua, giúp tiêu hóa tốt nhưng hàm lượng đường cao tới 22%.

Một số loại trái cây ngọt nhưng lại ít đường

Một số loại trái cây có vị ngọt nhưng hàm lượng đường không cao, bạn có thể có thêm nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày:

Dâu tây: Hàm lượng đường trên 100g khoảng 6%, chỉ số đường huyết (GI) là 41. Đây là loại trái cây có chỉ số GI thấp, rất thích hợp cho người giảm cân và bệnh nhân tiểu đường.



Dưa đỏ: Hàm lượng đường trên 100g khoảng 7,7%.

Xoài: Hàm lượng đường trên 100g khoảng 7%, chất xơ cao hơn dâu tây.

Ăn trái cây tốt cho sức khỏe, ghi nhớ 3 điều

Ngoài việc chú ý đến việc lựa chọn chủng loại, trong quá trình ăn uống chúng ta cũng nên chú ý những điều sau:

Ăn trái cây trước bữa ăn càng có lợi cho việc giảm cân: Nhiều chất dinh dưỡng trong trái cây đều hòa tan trong nước, ăn trước bữa ăn sẽ dễ dàng được dạ dày tiêu hóa và hấp thụ, dễ sinh ra cảm giác no, có tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn.

Nếu ăn trái cây sau bữa ăn, tốt nhất nên ăn sau 1 giờ.

Không ăn quá nhiều trái cây: Bất kể trái cây có ngọt hay không, có nhiều calo hay không, lượng bạn ăn mỗi ngày nên được kiểm soát ở mức 200g - 350g và nên chuyển đổi giữa các loại khác nhau.

Nếu lượng đường trong máu cao, nếu lượng đường trong máu cho phép, trái cây không nên quá 200g một ngày. Nước trái cây không thể thay thế trái cây, uống càng ít nước trái cây càng tốt, vì rất nhiều chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi trong quá trình sản xuất.

Nhận xét